Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trò chơi giá dầu “1 tên trúng 2 đích” của Saudi Arabia
Saudi Arabia đang tấn công Iran và cả Nga bằng thứ “vũ khí” hiệu quả nhất của mình - dầu lửa...

 


 


 


Tháng 8/1973, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat có một chuyến thăm bí mật tới Riyadh, thủ đô Saudi Arabia, để gặp nhà vua Faisal. Khi đó, Sadat đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giữa thế giới Arab với Israel, và ông muốn Saudi Arabia dùng tới thứ “vũ khí” mạnh nhất của nước này: dầu lửa.

 

Cho tới thời điểm đó, vua Faisal vẫn lưỡng lự trong vấn đề các nước Arab thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sử dụng dầu lửa như một loại “vũ khí”.

 

Tuy vậy, đến tháng 10/1973 khi cuộc chiến giữa phe Arab và Israel nổ ra, các nước Arab xuất khẩu dầu lửa đã tăng giá dầu, giảm sản lượng và tung lệnh cấm vận dầu lửa để trừng phạt nước Mỹ vì Washington hậu thuẫn Israel trong cuộc chiến tranh này. Nếu không có Saudi Arabia, lệnh cấm vận dầu lửa năm 1973 sẽ không diễn ra.

 

Theo một bài bình luận của hãng tin Reuters, ngày nay, Saudi Arabia lại một lần nữa đang dùng tới “vũ khí dầu lửa”.

 

Nhưng thay vì đẩy giá lên và cắt giảm nguồn cung, nước này làm điều ngược lại. Trong bối cảnh giá dầu thô toàn cầu liên tục giảm từ tháng Sáu tới nay, Saudi Arabia cương quyết không giảm sản lượng và dùng ảnh hưởng của mình để khiến OPEC ra quyết định giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp gần đây nhất của khối này hôm 27/11.

 

Những hệ quả từ chính sách của Saudi Arabia đã rõ. Sau hai năm ổn định ở ngưỡng 105-110 USD/thùng, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã “giảm một lèo” từ 115 USD/thùng vào tháng 6 xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 16/12.

 

“Đâu là lý do khiến Mỹ và một số đồng minh của Mỹ muốn đẩy giá dầu xuống?”, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từng đặt câu hỏi hồi tháng 10. Sau đó, ông Maduro tự đưa ra câu trả lời của mình: “Để gây thiệt hại cho nước Nga”.

 

Reuters cho rằng, điều này đúng một phần, nhưng thực ra, “trò chơi giá dầu” của người Saudi Arabia phức tạp hơn nhiều.

 

Nước này có hai mục tiêu trong “cuộc chiến giá dầu” hiện nay: một là hất cẳng các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Và quan trọng hơn, Saudi Arabia muốn trừng phạt hai đối thủ chính là Nga và Iran vì hai nước này ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến dân sự ở Syria.

 

Dầu đá phiến đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn bình thường, nên giá dầu giảm sâu sẽ khiến các nhà khai thác dầu đá phiến không còn lợi nhuận.

 

Còn ở Syria, kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2011, các cường quốc khu vực và thế giới đã có những cuộc đối đầu nảy lửa. Trong khi Saudi Arabia và Qatar cung cấp vũ khí cho nhiều phần tử nổi dậy ở Syria, thì Iran và Nga lại cung cấp vũ khí và tài chính để chính quyền Tổng thống Assad tồn tại.

 

Từ khi Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003, các trung tâm quyền lực truyền thống trong thế giới Arab, gồm Ai Cập, Saudi Arabia, và các nước vùng Vịnh khác, đã trở nên lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran: tham vọng hạt nhân của Tehran, ảnh hưởng của Tehran đối với Chính phủ Iraq, việc Tehran ủng hộ các nhóm vũ trang Hezbollah và Hamas, cũng như liên minh giữa Iran với Syria.

 

Cuộc xung đột ở Syria về bản chất đã trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) lan rộng khắp khu vực giữa Iran và Saudi Arabia. Cả hai bên đều cho rằng, đây là một cuộc xung đột mà kẻ thắng sẽ có tất cả: nếu quân Hezbollah người Shi’ite chiếm ưu thế ở Lebanon, thì người Hồi giáo Sunni thân Saudi Arabia ở Lebanon sẽ thất thế trước Iran. Nếu một chính phủ do người Shi’ite đứng đầu tăng cường quyền kiểm soát ở Iraq, Iran sẽ giành chiến thắng thêm một lần nữa.

 

Vì lý do này, Saudi Arabia đang ra sức tăng cường sức mạnh cho đồng minh ở Bahrain, Yemen, và Syria, cũng như bất kỳ ở nơi nào khác mà Riyadh lo ngại ảnh hưởng của Iran sẽ lan tới. Và Saudi Arabia đang tấn công Iran và cả Nga bằng thứ “vũ khí” hiệu quả nhất của mình - dầu lửa.

 

Cả Nga và Iran đều có sự phụ thuộc cao vào giá dầu. Theo một số ước tính, Nga cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức giá cao hơn.

 

Đến hiện tại, nền kinh tế Iran đã lĩnh đòn từ hành động của Saudi Arabia. Vào hôm 30/11, đồng Rial của Iran mất giá gần 6% chỉ trong một ngày sau khi OPEC quyết định không tăng sản lượng.

 

Saudi Arabia tin rằng mình có thể tự vệ trước ảnh hưởng của giá dầu giảm. Ngoài việc sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho thất thoát doanh thu vì giá giảm, nước này còn có một “lá chắn” là dự trữ ngoại hối 750 tỷ USD.

 

Tuy vậy, chính sách của Saudi Arabia vẫn là một “trò chơi” nguy hiểm. Vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Nga và Iran sẽ thay đổi lập trường dưới sức ép kinh tế. Tệ hơn, chính sách của Riyadh có thể sẽ “phản đòi”, khiến Nga và nhất là Iran càng trở nên quyết tâm hơn trong việc chống lại ảnh hưởng của Saudi Arabia ở Trung Đông.

 

Tóm lại, đối đầu với Nga và Iran trong vấn đề Syria và Iraq, Saudi Arabia đang tiến hành một “cuộc chiến giá dầu” với hai đối thủ này. Trong ngắn hạn, Saudi Arabia có thể thắng.

 

Nhưng cũng giống như bất kỳ một cuộc xung đột bè phái nào, hành động của nước này đe dọa dẫn tới những hậu quả vượt ra khỏi tầm kiểm soát của tất cả các bên - Reuters kết luận.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thành viên gia đình Bush muốn tranh cử Tổng thống (17-12-2014)
    Nhật Bản bầu cử xong, Trung Quốc toát mồ hôi (17-12-2014)
    Bí mật bàn tay Nga trong dự án kênh đào Nicaragua (17-12-2014)
    'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo (17-12-2014)
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
    Thủ tướng Nga nói Ukraine không có triển vọng gia nhập EU (16-12-2014)
    Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động (16-12-2014)
    Phép thử cho Thủ tướng Abe (15-12-2014)
    Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc lợi đơn lợi kép (15-12-2014)
    IS đã tấn công nước Úc? (15-12-2014)
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
    Nga “phản công” ngoạn mục, phương Tây sững sờ (13-12-2014)
    IS biết ơn Mỹ đã giúp tạo ra tổ chức (13-12-2014)
    Người dân Nicaragua kịch liệt phản đối "Con kênh Trung Quốc" (13-12-2014)
    Triều Tiên lần hai công khai "xa lánh" Trung Quốc (13-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153085545.